(13)

Dung Nhan Chúa Cha tỏ hiện

nơi Chúa Giêsu Kitô

 

 

T

rong bài giáo lý lần trước, chúng ta đã thoáng nhín thấy một vài chứng cớ ở Cựu Ước lót đường cho việc lãnh nhận trọn mạc khải của mầu nhiệm thân phụ nơi Thiên Chúa. Chân lý này được Chúa Giêsu Kitô loan báo, Đấng đã nói về Cha mình nhiều lần, và bằng nhiều cách khác nhau Người đã tỏ cho thấy việc quan phòng và tình yêu nhân hậu của Cha Người.

            Thế nhưng, giáo huấn của Người còn đi xa hơn thế nữa. Chúng ta hãy nghe lại những lời đặc biệt long trọng được thánh ký Mathêu ghi nhận (đi đối với đoạn của thánh ký Luca): “Con tạ ơn Cha, Lạy Cha, là Chúa trời đất, vì Cha đã dấu kẻ khôn ngoan và hiểu biết những điều Cha tỏ cho những trẻ nhỏ...” rồi sau đó, “Tất cả mọi sự Cha Thày đã ban cho Thày, nên không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ nào Con muốn tỏ ra cho” (Mt.11:25,27; x.Lk.10:21-22).

            Bởi thế, đối với Chúa Giêsu, Thiên Chúa không phải chỉ thuần túy là “Cha của Yến Duyên, Cha của nhân loại”, mà còn là “Cha của Thày!” nữa. “Cha của Thày” - chính vì lý do này mà các người Do Thái muốn giết Chúa Giêsu, vì “Người gọi Thiên Chúa là Cha của Người” (Jn.5:18). “Cha của Người” theo đúng nghĩa đen - Đấng mà chỉ một mình Con nhận biết là Cha, và cũng là Đấng nhận biết Con. Chúng ta đã chạm đến một điểm mà bài tựa của Phúc Aâm Thánh Gioan sẽ đề cập đến sau.

            “Cha của Thày” là Cha của Chúa Giêsu Kitô; Đấng là nguồn gốc hữu thể của Người, của sứ mệnh thiên sai của Người, của giáo huấn của Người.

            Thánh ký Gioan đã ghi lại vô vàn giáo huấn thiên sai cho phép chúng ta đào sâu vào mầu nhiệm Thiên Chúa là Cha và mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là Con Ngài sinh ra.

            Chúa Giêsu nói: “Kẻ nào tin Tôi thì không phải là tin vào Tôi mà là vào Đấng đã sai Tôi” (Jn.12:44). “Tôi không lấy quyền bính riêng của mình mà nói; Cha là Đấng sai Tôi mới chính là Đấng truyền Tôi phải nói những gì và phải nói ra sao” (Jn.12:49). “Thật thế, thật thế, Tôi cho qúi vị hay, Con không làm gì theo ý mình, mà chỉ làm điều thấy Cha làm thôi;  Cha làm gì thì Con cũng làm như vậy” (Jn.5:19). “Vì như Cha có sự sống trong mình thế nào, Ngài cũng ban sự sống cho Con để Con cũng có sự sống trong chính mình Người như vậy” (Jn.5:26). Sau hết, “Như Cha hằng sống đã sai Tôi, và Tôi sống bởi Cha...” (Jn.6:57).

            Con sống bởi Cha, trước hết, là vì Con được Cha sinh ra. Mối đống tương quan chặt chẽ giữa tình phụ tử  chính là do việc sản sinh: “Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con” (Heb.1:5).

            Ở địa hạt Cêsarêa Philiphê, khi Simon Phêrô tuyên xưng: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, Chúa Giêsu đáp: “Phúc cho con... vì không phải huyết nhục đã tỏ cho con điều này mà là Cha của Thày...” (Mt.16:16-17). Chỉ có một mình “Cha biết Con” cũng như chỉ có một mình “Con biết Cha” (Mt.11:27). Chỉ có một mình Con làm cho Cha được nhận biết - một Người Con hữu hình làm cho chúng ta thấy Người Cha vô hình. “Ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn.14:9).

            Từ việc cẩn thận đọc các Phúc Aâm, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã sống và đã làm việc gắn liền ;iên tục và chặt chẽ với Chúa Cha. Người thường dâng lên Cha một lời đầy tình con cái - “Abba”. Ngay trong lời cầu ở Vườn Giệtximani, miệng lưỡi Người cũng lập lại cùng một lời này (x.Mk.14:36 và những đoạn tương đương). Khi các môn đệ xin Người dạy cho các vị cầu nguyện, Người đã dạy các vị kinh “Lạy Cha chúng con” (x.Mt.6:9-13). Sau cuộc phục sinh, vào lúc rời bỏ thế gian, Người dường như ám chỉ đến lời cầu nguyện này một lần nữa khi phán: “Thày lên cùng Cha của Thày cũng là Cha của các con, cùng Thiên Chúa của Thày cũng là Thiên Chúa của các con” (Jn.20:17).

            Thiên Chúa nhờ Con đã được tỏ hiện trọn vẹn mầu nhiệm phụ thân của Ngài là như thế (x.Heb.1:2). Chỉ có một mình Con mới có thể tỏ cho thấy trọn vẹn mầu nhiệm này thôi, vì chỉ có một mình “Con biết Cha” (Mt.11:27). “Không ai đã từng thấy Thiên Chúa; Người Con duy nhất, Đấng ở nơi Cha, đã tỏ Cha ra” (Jn.1:18).

            Chúa Cha là Đấng nào? Theo ý nghĩa của chứng từ tối hậu chúng ta nhận được từ Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, thì chúng ta có được một nhận thức đức tin là vai trò làm cha của Thiên Chúa liên quan trước hết đến mầu nhiệm sâu xa nơi nội tâm Thiên Chúa, đến mầu nhiệm Ba Ngôi. Chúa Cha là Đấng hạ sinh Lời từ đời đời, là nguyên lý từ đời đời cho việc “nhiệm xuất” của Thánh Linh, Đấng là tình yêu hằng nối kết Cha và Con lại với nhau (x.Jn.14:10).

            Chúa Cha là “Khởi-Nguyên-Vô-Nguyên Khởi” trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Chúa Cha “không được làm nên, không được tạo thành hay được sinh ra bởi bất cứ ai” (Biểu hiệu Quicumque). Ngài tự mình là nguyên lý sự sống mà Thiên Chúa có nơi chính mình Ngài. Sự sống này - đó là chính thần tính - có được trong sự hiệp thông tuyệt đối với Con và Thánh Linh là các ngôi vị cùng bản thể với Ngài.

            Thánh Phaolô, vị tông đồ của mầu nhiệm Chúa Kitô, đã phải sấp mình xuống tôn thờ và nguyện cầu “trước Chúa Cha là Đấng mọi tình phụ tử trên trời dưới đất được mang danh” (Eph.3:15), là nguyên khởi và là mẫu thức. Chỉ có “một Thiên Chúa và là Cha của tất cả chúng ta, Đấng ở trên tất cả, giữa tất cả và trong tất cả” (Eph.4:6).

           

(Bài Giáo Lý ngày 23 tháng 10 năm 1985)